Thủ tục mua nhà ở xã hội được pháp luật quy định như thế nào

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở 2014.

Người mua nhà ở xã hội phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 51 Luật nhà ở 2014.

1.Người mua nhà ở xã hội phải là các đối tượng:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;

2.Các đối tượng trên cần đáp ứng điều kiện:

+ Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.

+ Đối với đối tượng: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức (đối tượng quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 49 Luật Nhà ở 2014) thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3.Thủ tục thuê mua nhà ở xã hội:

Căn cứ Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, hồ sơ gồm có:

+ Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;

+ Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định tại Điều 52 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP;

+ Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).

Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở.

Việc thuê mua nhà ở xã hội do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng thì hợp đồng thuê mua được ký kết giữa chủ đầu tư với bên thuê mua. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì việc ký kết hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội được ký kêt giữa người mua, thuê mua với cơ quan quản lý nhà ở. Việc mua, thuê mua nhà ở xã hội phải lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại điều 121 Luật Nhà ở 2014.

————————————————————

Quý khách hàng cần tư vấn trực tiếp hoặc đề nghị hỗ trợ vui lòng liên hệ theo đường dây nóng (24/7): 
Hotline 1: 0968.563.550 – L.sư. Vũ Quang Bá
Hotline 2: 0967.097.368 – L.sư. Đinh Mạnh Hùng
Hoặc gửi thư qua hòm thư điện tử: luatkhainguyen@gmail.com

 

 

0965159118